Câu chuyện
Tái sử dụng nước biến nước thải thành tài nguyên tại nhà máy xử lý nước mặt
We get our water from the underground just like anyone else in town. By recycling this instead of taking in new water, we save water for the community.
Tình huống
Trong một góc ngổn ngang của một nhà máy Grundfos ở Bjerringbro, Đan Mạch, có một vài điều gần như kỳ diệu đang diễn ra.
Giữa các xe nâng và tấm kê hàng, công nhân đang treo các bộ phận kim loại sáng bóng lên giá đỡ. Các đế máy bơm treo, chân đế động cơ, mặt bích và các linh kiện khác sau đó được đưa vào một cỗ máy khổng lồ nhúng chúng vào một loạt các bể hóa chất hoặc nước để xử lý bề mặt và cọ rửa. Chúng tiếp tục được đưa đến bể sục, nơi các linh kiện được phủ một lớp sơn tĩnh điện. Quy trình này được gọi là sơn nhúng điện ly cực âm (CED) hoặc điện di. Quy trình này bảo vệ các thiết bị khỏi gỉ sắt và tạo một lớp sơn hoàn thiện sáng bóng cho thiết bị. Từ đây, chúng được đưa vào một máy sấy khí nóng, sau đó, được đưa ra khỏi hệ thống để trở lại nhà máy. Các công nhân sau đó tháo chúng ra khỏi móc và xếp chúng vào các tấm kê hàng để vận chuyển đến các bộ phận khác của nhà máy.
Bể nước sử dụng khoảng 5,000 mét khối (m3) nước để rửa gần 8 triệu linh kiện mỗi năm. "Đây là quy trình tại nhà máy Bjerringbro của chúng tôi, nơi tiêu tốn nhiều nước nhất", ông Anders Lund Hansen, Giám đốc Sản xuất Cấp cao của Grundfos tại Đan Mạch, nói.
"Quy trình CED tác động đến môi trường, và điều đó làm chúng tôi rất lo lắng. Grundfos thực hiện một kế hoạch bền vững, đặt mục tiêu giảm 50% lượng nước sử dụng vào năm 2025.
'' Grundfos nằm ở Bjerringbro, một thị trấn với dân số khoảng 8,000 người, trực thuộc một tỉnh của Đan Mạch. "Chúng tôi lấy nước từ lòng đất giống như mọi người trong thị trấn. Chúng tôi đang sử dụng cùng một nguồn nước mà người dân Bjerringbro đang sử dụng để tắm hoặc uống tại nhà. Nếu chúng tôi có thể tái chế nước CED thay vì lấy nước mới, chúng tôi sẽ tiết kiệm được nước cho cộng đồng và cho những người sống ở đây.
Giải pháp
Trước đây, Grundfos đã chuyển nước bẩn của quy trình CED đến một trung tâm tiền xử lý tại chỗ. Tại đây, nước được lọc sơ bộ và tiền xử lý trước khi được đưa đến công trình xử lý nước thải của thành phố.
Đây là nơi Grundfos nhận thấy tiềm năng xây dựng một hệ thống xử lý và tái chế nước thải đầy đủ cho nước rửa CED.
"Chúng tôi tập hợp một đội ngũ các chuyên gia có chuyên môn về các sản phẩm, các vấn đề môi trường, hóa học và quy trình sản xuất", Anders nói. "Họ cùng nhau xây dựng và biến điều này trở nên khả thi bằng một số công nghệ mới nhất trong xử lý nước và nước thải."
Hệ thống xử lý nước thải CED về cơ bản là một hệ thống vận chuyển nước thông qua hệ thống ba giai đoạn lọc, sau đó chuyển nước đến thiết bị thẩm thấu ngược Grundfos BM. Cuối cùng, nước đã được lọc được đưa trở lại bể chứa CED trong nhà máy.
Mạch nước kín
Nhà máy này xử lý 5,000 m3 nước mỗi năm – lượng nước được sử dụng bởi 100 hộ gia đình Đan Mạch, hoặc lượng nước có thể lấp đầy hai bể bơi thi đấu Olympic. Nó tái chế 80% lượng nước của quy trình CED và đưa trở lại các bể xử lý, do 20% lượng nước còn lại là chất rắn hoặc được sử dụng để rửa các bộ lọc. Trong năm đầu tiên, mạch nước kín này chỉ hoạt động với một nửa công suất và xử lý được 10,000 m3 nước mỗi năm.
Anders Lund Hansen nói rằng động lực để xây dựng hệ thống này không phải là vấn đề tài chính. "Vấn đề ở đây không phải là tạo ra một điều kiện kinh doanh tốt," ông nói. "Đó không phải là động lực. Động lực ở đây là sự bền vững – tham vọng là giảm thiểu lượng nước tiêu thụ.
We chose to recycle water at the Bjerringbro factory to exemplify what can be done, and that you can make a difference even when you have a small- or medium-sized production unit.
Điều này cũng giúp Grundfos hiểu làm thế nào để các sản phẩm của chúng tôi góp phần vào kế hoạch bền vững. Bạn có thể xem đây là một phòng thí nghiệm nhỏ. Một trung tâm nghiên cứu nơi chúng tôi có thể rút ra rất nhiều kinh nghiệm từ các sản phẩm của mình. Làm thế nào đế chúng có thể đóng góp nhiều hơn vào kế hoạch về nước và năng lượng?
Nước thải là tài nguyên
Karen Touborg, Giám đốc Cấp cao về Môi trường, Sức khỏe và An toàn của Tập đoàn, nói rằng so với các loại hình công nghiệp khác, Grundfos không sử dụng nhiều nước như vậy. "Nhưng giống như bất cứ nhà máy công nghiệp nào khác, hoạt động của Grundfos cũng để lại tác động về môi trường. Chúng tôi lựa chọn cách tái chế nước tại nhà máy Bjerringbro để chứng minh những gì có thể làm được, và bạn có thể thấy sự khác biệt ngay cả khi bạn có một đơn vị sản xuất quy mô nhỏ hoặc vừa.
Karen Touborg cho biết thêm, dự án này là một phần của một kế hoạch tổng thể của chúng tôi để giải quyết các thách thức môi trường ngày nay, đòi hỏi chúng tôi phải hành động khác đi với các tài nguyên như nước. "Chúng tôi không coi nước đã qua sử dụng là nước thải. Chúng tôi coi đó là một nguồn tài nguyên có thể được tái sử dụng khi được xử lý và có thể được đưa lại vào sản xuất.
"Vì chúng tôi không có rác thải, chỉ có tài nguyên."