Câu chuyện
Cuộc sống ở các ngôi làng tại Uganda thay đổi khi người dân được sử dụng nước an toàn với giá cả phải chăng
It is my dream to make the entire district have such water systems, so that we can declare it safe in terms of water supply.
Các làng chài ở khu vực nông thôn của Uganda dọc theo Hồ Victoria không dễ tiếp cận với nguồn nước an toàn. Hồ bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp và gây ra các căn bệnh nghiêm trọng hoặc hiểm nghèo lây lan qua đường nước uống. Năm 2015, chính phủ Iceland đã tài trợ cho một dự án Nước, Vệ sinh và Sức khỏe (WASH) kéo dài 4 năm để giúp đỡ khu vực này.
Iceland đã hợp tác với chính quyền quận Buikwe, tổ chức phi chính phủ Water Mission Uganda và Grundfos, nhà cung cấp giải pháp. Trong một phần của dự án, nhóm dự án đã khoan các lỗ khoan để khai thác nước ngầm an toàn và lắp đặt các hệ thống ống nước có máy ATM nước Grundfos AQtap chạy bằng năng lượng mặt trời tại 39 ngôi làng với dân số 45,000 người. Với nỗ lực hợp tác này, sau gần hai năm, tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến các bệnh lây lan qua đường nước uống đang giảm dần.
Tại làng Bugoba, số ca mắc bệnh tiêu chảy ở tất cả các nhóm tuổi đã giảm 45% trong giai đoạn 2017-2019. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ này đã giảm đáng kể 65%. Thêm vào đó, các ủy ban cung cấp nước cấp làng sẽ tiếp quản vận hành hệ thống cung cấp nước. Các khoản thanh toán tiền nước được sử dụng vào vận hành và bảo dưỡng để đảm bảo hệ thống cung cấp nước hoạt động bền vững và lâu dài.
Tình huống
Làng Bugoba (dân số 10,000) nằm trong một thung lũng thuộc Quận Buikwe trên những ngọn đồi phía trên Hồ Victoria ở Uganda. Mất khoảng một giờ đi xe bốn bánh từ Thành phố Jinja đến Bugoba qua những con đường đất đỏ và cánh đồng mía và sắn. Hồ nằm dưới chân một sườn đồi dài và dốc, cách ngôi làng khoảng nửa giờ đi bộ.
Khi Annet Kasukya đến Bugoba để kết hôn với người chồng làm nghề đánh cá của mình, cô trở thành một trong nhiều phụ nữ và bé gái có nhiệm vụ đi xuống con đường trên sườn đồi để lấy đầy nước cho can xăng 20 lít. Sau đó,cô ấy mang chúng trở về nhà để nấu nướng và giặt giũ.
'Ban đầu, chúng tôi nghĩ rằng nước uống được vì chúng tôi đã từng uống," Annet Kasukya nói. "Sau đó bạn bị bệnh và nghĩ rằng có thể là do muỗi. Trong cộng đồng, luôn có người bị bệnh. Hàng xóm của tôi đã chết vì bệnh sán máng. Dạ dày của anh ấy phình to. Chúng tôi không biết rằng nước hồ ảnh hưởng đến chúng tôi."
Cô con gái đầu lòng của cô, Hanifa – hiện đã 6 tuổi – bị tiêu chảy nặng. 'Chúng tôi đã dành nhất nhiều tiền để chữa trị cho con gái," Annet nói. "Nó bị mất nước quá nhiều. Nó gần như đã không qua khỏi."
Một số dân làng nghĩ rằng nước hồ ở dưới sâu sẽ sạch hơn. Điều này rất nguy hiểm, do họ có nguy cơ bị chết đuối và cá sấu cắn. "Hồ này không tốt một chút nào", cô nói.
Có một cái giếng, nhưng mất hai đến ba giờ đi bộ lên con đường theo hướng còn lại, và nước ở đó không an toàn. Chỉ còn cách mua nước từ các nhà cung cấp nước địa phương. Họ bán nước trong làng vào ban ngày với giá 500 shilling Uganda (0,15 USD) mỗi can xăng.
"Rất đắt đỏ. Chúng tôi không đủ khả năng chi trả khoản tiền đó ", cô nói. "Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều vào việc điều trị con mình và thậm chí là cho chính mình khi chúng tôi bị bệnh. Chúng tôi không thể tiết kiệm bất cứ khoản tiền nào có thể giúp chúng tôi trong cuộc sống hàng ngày.
"Hồ nước từng là nguồn cung cấp nước sạch, nhưng theo thời gian, sự phát triển công nghiệp và gia tăng dân số đã làm hồ bị ô nhiễm", ông Kigongo Mathias, Chủ tịch Quận Buikwe, giải thích. "Cộng đồng dân cư sống ven hồ bắt đầu chứng kiến sự gia tăng của các ca bệnh lây lan qua đường nước uống và các ca tử vong, đặc biệt là ở trẻ em, chi phí điều trị tăng và số giờ lao động giảm. Điều này gây ra một vòng xoáy nghèo đói và làm chậm quá trình phát triển ở trẻ nhỏ. Đây không phải là điều mong muốn đối với các hộ gia đình và chính quyền quận."
Không có tổ chức phi chính phủ nào trong khu vực, và Quận Buikwe mới thành lập không có kinh phí để khoan lỗ khoan và lập đề án cung cấp nước.
Iceland tham gia
Vào năm 2015, Đại sứ quán Iceland – có trụ sở tại Thủ đô Kampala của Uganda – đã bắt đầu nghiên cứu nhu cầu khởi động chương trình nước, môi trường và vệ sinh (WASH) tại Buikwe theo yêu cầu của chính quyền quận.
Maurice Ssebisubi, Cán bộ Chương trình Cao cấp của Đại sứ quán, đã xác định được 39 ngôi làng ven bờ cần hỗ trợ. Từ đó, tư vấn viên đánh giá khu vực. "Vấn đề lớn nhất mà họ phát hiện là không có nước sạch và an toàn", ông nói. "Thứ hai, không có công trình vệ sinh. Mọi người đều đại tiện bừa bãi. Các cộng đồng dân cư ở đây đều rất khó khăn."
Đối với các hệ thống nước, nhóm dự án của Iceland bắt đầu nghiên cứu các phương án khác nhau trên thị trường. "Chúng tôi muốn thứ gì đó thực sự có thể đem đến cho chúng tôi giá trị về tiền bạc, đồng thời đảm bảo rằng chúng có máy bơm, để mọi người liên tục được sử dụng nước, cốt lõi của mọi cộng đồng dân cư."
Nhóm dự án đã tham quan một số hệ thống cung cấp nước độc lập ở vùng nông thôn của Uganda. Mỗi hệ thống đều có những thách thức riêng – như những người đã sử dụng giao dịch tiền mặt. "Dù bất cứ ai thu được tiền, tiền cũng sẽ biến mất. Và rồi nếu một chiếc máy bơm bị hỏng trong một tuần, sẽ có người đến và lấy nó đi", ông nói.
Các dự án khác có thể cung cấp nước trong sáu tháng, nhưng sau đó vòi nước sẽ lại khô cạn. Một hệ thống ở các ngôi làng phía bắc đã sử dụng mô hình quản lý cộng đồng, nhưng người dân phải vật lộn với việc quản lý doanh thu. "Chúng tôi không muốn phạm phải những sai lầm tương tự", ông nói.
Giải pháp: Hệ thống cung cấp nước Grundfos Lifelink
Mọi chuyện đều thay đổi khi nhóm của Maurice tham quan một "ATM nước" AQtap chạy bằng năng lượng mặt trời ở Kikondo gần Buikwe. "Chúng tôi đọc tài liệu và biết rằng chiếc máy này đã hoạt động được khoảng ba năm. Bất cứ khi nào chúng tôi quay lại đó, chúng tôi đều thấy nước chảy."
Water Mission Uganda, một tổ chức phi chính phủ, đã thực hiện giải pháp Lifelink bằng ATM nước ở Kikondo. Iceland đã tham khảo ý kiến của họ và kết luận rằng giải pháp tốt nhất sẽ là kết nối các công trình nước mới với một giải pháp ki ốt nước tự động, có tính năng thanh toán trước, như giải pháp AQtap của Grundfos.
Chính phủ Iceland đã xác định cần phải thu các khoản thanh toán tiền nước nhỏ để đảm bảo kinh phí cho việc vận hành và bảo dưỡng các hệ thống cung cấp nước. ATM nước AQtap của Grundfos có tính năng này với hệ thống thanh toán trước bằng WaterCard và quản lý nước trực tuyến.
Do đó, Iceland đã cung cấp 6,7 triệu USD cho chương trình WASH kéo dài 4 năm mà sẽ kết thúc vào năm 2019. Kinh phí bao gồm 24 giếng khoan ở 39 ngôi làng để phục vụ cho dân số khoảng 45,000 người; máy bơm chìm Grundfos SP chạy bằng năng lượng mặt trời và bộ biến tần năng lượng mặt trời; và 107 AQtaps chạy bằng năng lượng mặt trời ở các ngôi làng này. Bugoba là một trong những ngôi làng đó. Nó được lắp đặt ba AQtap vào năm 2017.
Chương trình WASH cũng cung cấp các công trình vệ sinh, công trình thu gom nước mưa, đào tạo và nhiều hơn nữa.
Đến năm 2020, Chính quyền Địa phương Quận Buikwe sẽ được toàn quyền sở hữu các hệ thống này. "Các cộng đồng phải có khả năng tự vận hành các hệ thống", ông Unnur Orradóttir Ramette, Đại sứ Iceland tại Uganda cho biết. "Đây là một hệ thống giá rẻ, hầu như không cần bảo dưỡng."
Cách hoạt động
Đầu tiên, cộng đồng kiểm tra nước giếng khoan thường xuyên để đảm bảo nước giếng khoan an toàn. Sau khi khử trùng bằng clo, nước an toàn được bơm vào bể chứa bằng điện mặt trời. Từ đó, trọng lực phân phối nước qua các đường ống đến ATM nước AQtap của Grundfos. AQtaps được đặt ở giữa các ngôi làng.
Dân làng có thể lấy nước an toàn để sử dụng cho hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ tại các điểm cấp nước vào bất cứ lúc nào ban ngày hoặc ban đêm bằng WaterCard trả trước. 20 lít nước có giá khoảng 100 shilling – tương đương khoảng 0,03 USD/20 lít.
"Chúng tôi muốn một giải pháp không sử dụng tiền mặt và đảm bảo tính minh bạch trong quá trình vận hành toàn bộ hệ thống", ông Unnur Orradóttir Ramette nói.
Dữ liệu từ các giao dịch và hoạt động được xử lý và công bố trực tuyến, cũng như dữ liệu vận hành từ máy bơm. "Rất dễ dàng để chuyển tiền trong hệ thống AQtap so với các giao dịch khác mà tôi đã thấy", ông Maurice Ssebisubi nói. "Và thứ hai, bạn quản lý mọi thứ trực tuyến. Việc khắc phục sự cố có thể được thực hiện trực tuyến. Chúng tôi không cần gọi ai cả."
Giám đốc Quốc gia của Water Mission Uganda, ông Tom Kisubi, nói rằng cách quản lý tài chính của hệ thống này làm tăng tính bền vững xã hội của dự án. "Chúng tôi có một giao dịch không dùng tiền mặt. Ngay cả khi chúng tôi nói chuyện, mọi người đều có thể nhận được tín dụng vào thẻ mua nước của họ. Mọi người không cần phải giữ tiền mặt. Điều đó làm tăng tính trách nhiệm. Nó làm tăng khả năng quản lý tài chính, và cuối cùng là sự bền vững của toàn bộ hệ thống.
Maurice Ssebisubi cho biết thêm, "Toàn bộ số tiền này đều tập trung ở quận, nhưng người dân có WaterCard. Ở đây chúng tôi có một cán bộ huyện với một tài khoản tiền gửi ngân hàng. Mọi người đều có thể nhìn thấy nó. Tất cả đều được kết nối đến một người. Với các hệ thống trước đây, tiền được chuyển đến các ủy ban và thủ quỹ khác nhau, và kết quả là mọi thứ sẽ sụp đổ. Với AQtap, khả năng truy vết đã được cải thiện.
Ông nói rằng điểm cộng lớn còn lại của ATM nước AQtap là độ bền. "Chúng đã chịu được bài kiểm tra trong ba năm ở các cộng đồng này", ông nói. "Chúng tôi chưa gặp bất cứ vấn đề gì. Tôi luôn nói với mọi người, 'Đây là những chiếc iPhone cung cấp nước.'
Kết quả của nước an toàn
Tại ngôi làng Bugoba, nơi AQtaps đã hoạt động được hơn hai năm, dân làng Annet Kasukya nói rằng, bạn có thể thấy một sự khác biệt – ở mọi nơi bạn nhìn thấy. 'Ngôi làng rất sạch sẽ. Và chúng ta không còn thấy người bệnh bị nôn hay bị tiêu chảy nữa. Mọi người đã học được cách giữ vệ sinh. Để giữ sạch sẽ", cô nói.
'Tình hình đã thay đổi rất nhiều vì bây giờ chúng tôi có nước sạch,' cô ấy nói thêm. "Chúng tôi đã được tiếp cận với nước. Bạn có thể lấy nước cho dù đó là vào ban đêm hay buổi sáng hay buổi trưa. Tôi có thể chi trả 100 shilling. Tôi có thể mua 20 lít. Nó không quá tốn kém."
Cô nói thêm rằng bây giờ gia đình cô có thể tiết kiệm tiền cho việc khám chữa bệnh tại các phòng khám, và con cái cô có thể đi học. Tại Bugoba, các giáo viên địa phương nói rằng số trẻ em đăng ký đi học đã tăng gần gấp đôi sau khi dân làng được sử dụng nước sạch và công trình vệ sinh.
Theo số liệu sơ bộ của Đại sứ quán, chỉ sau một năm, vào năm 2018, trên toàn Quận Buikwe, tỷ lệ mắc bệnh lây lan qua đường nước uống đã giảm 7%. Quận chưa có dữ liệu chương trình WASH năm 2019 cho tất cả các làng chài. Nhưng tại Bugoba, số ca mắc bệnh tiêu chảy ở tất cả các nhóm độ tuổi đã giảm 45% trong giai đoạn 2017-2019. Tỷ lệ này ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm 65%.
Trong khi Đại sứ quán Iceland sẽ đánh giá đầy đủ về dự án, các số liệu ban đầu cho thấy 90% dân số ở quận này đã được tiếp cận với nước an toàn, ông Maurice Ssebisubi nói. "Mục tiêu của dự án là loại bỏ hoàn toàn các bệnh liên quan đến tiêu chảy ở các ngôi làng này vào cuối năm 2019", ông nói.
Một hệ thống bền vững
Chủ tịch quận, Kigongo Mathias, nói rằng ông ừng dành nhiều thời gian để đến thăm những người bị bệnh trong các chuyến công tác của ông đến các ngôi làng. Ngày nay, điều đó đã thay đổi. Ông rất ấn tượng với tin tức từ các phòng khám địa phương.
"Họ không còn nhiều việc để làm! Và nếu chúng ta nhìn vào lượng thuốc dự trữ, mức tiêu thụ đã giảm đi rất nhiều. Điều đó tiết kiệm cho chính quyền rất nhiều tiền," ông nói.
"Nếu tôi có một ước mơ, tôi ước mơ tôi có nhiều tiền hơn", ông nói thêm. "Để cung cấp những hệ thống này cho toàn bộ quận, để chúng tôi có thể khẳng định rằng quận này rất an toàn về mặt nguồn nước."
Đại sứ Unnur Orradóttir Ramette nói rằng, phạm vi bền vững vượt ra ngoài dự án WASH này. "Chúng tôi đang góp phần cải thiện sức khỏe và nền giáo dục cho người dân địa phương", đại sứ nói. "Chúng tôi đang góp phần vào những mục tiêu phát triển bền vững – nhiều trong số đó, không chỉ là mục tiêu bền vững số 6 về nước uống an toàn với giá cả phải chăng.
"Chúng tôi muốn có thể cung cấp nước an toàn với giá cả phải chăng cho hàng trăm triệu người trên trái đất này", cô nói. "Cần một nỗ lực mang tính tập thể để đạt được mục tiêu đó. Chúng tôi đã tìm ra một giải pháp có vẻ rất hiệu quả.